DynamicBusinessPlan.com
Fritz Sybergs Vej 9
DK 8270 Hojbjerg
Scandinavia
info@dynamicbusinessplan.com
UK
ES
PT
VI
CH
FR

Cấu trúc pháp lý của công ty

Các quốc gia sẽ lựa chọn các cách khác nhau để tổ chức cấu trúc pháp lý của một công ty.

Vì vậy, bạn cần liên hệ với cơ quan nhà nước ở địa phương để tìm hiểu xem cơ cấu xã hội kinh doanh ở nước bạn như thế nào.

Ở hầu hết các nơi trên thế giới có ba loại hình pháp lý chủ yếu được sử dụng để điều hành các tổ chức kinh doanh nhỏ.

Chúng bao gồm:

  1. Sở hữu Tư nhân – chỉ có một người bỏ tiền ra cho các hoạt động kinh doanh
     
  2. Hợp danh – có từ hai người trở lên cùng nhau bỏ vốn hoặc điều hành một dự án kinh doanh
     
  3. Công ty/công ty trách nhiệm hữu hạn– áp dụng cho một số bạn bè/người thân gia đình cho đến hàng ngàn người mua cổ phần trong một công ty

1) Sỡ hữu tư nhân

Hầu hết các doanh nghiệp mới được thành lập là các doanh nghiệp tư nhân. Hình thức này thường không đòi hỏi phải đáp ứng nhiều thủ tục, không có luật lệ nào quy định về việc bạn phải lưu giữ lại những lọai hồ sơ nào.

Cũng không có yêu cầu nào buộc công ty bạn phải kiểm toán kết quả kế toán hay yêu cầu bạn phải nộp các thông tin về tình tài chính của công ty bạn tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Với loại hình này bạn vẫn phải trả tiền thuế trên lợi nhuận của mình.

Điểm bất lợi lớn nhất của hình thức sỡ hữu tư nhân là bạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho bất cứ khoản nợ nào của công ty. Nếu như bạn phá sản, các chủ nợ của bạn có quyền tịch thu và bán các tài sản cá nhân của bạn cũng như cả công ty.

2) Hợp danh

Hợp danh là tập hợp một cách có hiệu hiệu quả những cá nhân, vì vậy, vẫn tồn tại những vấn đề pháp lý liên quan đến trách nhiệm cá nhân. Ít có hạn chế trong việc thành lập một công ty hợp danh với người khác (hay những người khác) và cũng có nhiều điểm thuận lợi.

Bằng cách góp chung vốn, nguồn vốn của bạn sẽ nhiều hơn. Bạn sẽ cung cấp được một số các kỹ năng cho công ty của mình. Và nếu như bạn bị ốm thì công việc kinh doanh vẫn chạy được.

Điểm bất lợi lớn nhất là trong trường hợp nếu như người góp vốn cùng bạn phạm phải một sai lầm, chẳng hạn như ký phải một hợp đồng tai hại mà bạn không biết hay không đồng ý. Lúc này, mọi thành viên của hợp danh đều phải chung vai gánh vác hậu quả.
Trong những trường hợp như thế, tài sản cá nhân của bạn cũng có thể bị lấy đi để trả nợ cho chủ nợ, dù là sai lầm đó không phải do lỗi của bạn.

3) Công ty trách nhiệm hữu hạn

Như cái tên đã nói rõ, với hình thức công ty này, trách nhiệm của bạn sẽ được giới hạn trong số tiền mà bạn đóng góp theo hình thức góp vốn.

Công ty trách nhiệm hữu hạn là một pháp nhân độc lập, tách biệt với các cổ đông, giám đốc và quản lý của nó. Trách nhiệm của các cổ đông chỉ giới hạn trong phạm vi số tiền đã trả hay chưa trả để mua phần vốn.

Tuy nhiên, có rất nhiều hạn chế được áp dụng đối với loại hình này. Công ty phải lập và duy trì một số loại sổ sách kế toán. Bạn phải chỉ định một công ty kiểm toán và lưu trữ các chứng từ hàng năm với cơ quan đăng ký kinh doanh, bao gồm cả các sổ sách kế toán cùng các chi tiết về các giám đốc và các giao dịch thế chấp.

Bất lợi lớn nhất của lọai hình này là bạn phải trả nhiều tiền để thành lập nó và có rất nhiều quy định pháp luật phải tuân thủ.

Thực tế bạn phải đăng ký công ty của mình như thế nào thì tùy thuộc vào quốc gia mà bạn sống. Hãy liên hệ với cơ quan nhà nước để có thêm thông tin.

Cấu trúc pháp lý của công ty
Kế toán
Ngân hàng
Thông lệ hành chính và các công việc bàn giấy
Chính sách nhân viên
Bảo hiểm
Tổ chức Công ty
Dòng sản phẩm/dịch vụ cụ thể
Lập kế hoạch tài chính
Bán hàng và chiến lược marketing
Người giúp đỡ
Đào tạo Kiến thức Kinh doanh