DynamicBusinessPlan.com
Fritz Sybergs Vej 9
DK 8270 Hojbjerg
Scandinavia
info@dynamicbusinessplan.com
UK
ES
PT
VI
CH
FR

9 Bước để Xây dựng một Doanh nghiệp nhỏ

Dưới đây là tổng quan về 9 bước để bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp nhỏ.

Cách tốt nhất khi bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp nhỏ là lập một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết. Khi bạn bắt tay vào lập kế hoạch kinh doanh nghĩa là bạn bắt buộc phải quan tâm tới nhiều vấn đề khi bắt đầu khởi nghiệp.

Hiện tại bạn có thể lo lắng vì bạn sợ hãi những mối nguy hiểm tiềm ẩn khi khởi tạo một doanh nghiệp. Hãy làm theo 9 bước sau để bạn có thể giữ được bình tĩnh và nói rằng:

  • Vâng, Tôi có thể làm được

Bản kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh được tóm tắt ở 9 mục:

1. Tài nguyên Cá nhân

Khởi tạo doanh nghiệp là một công việc mang tính chất cá nhân vì chủ doanh nghiệp là người duy nhất có mặt ở công ty ngay từ đầu. Do vậy, việc nhấn mạnh với bản thân bạn và những người khác rằng bạn có đủ năng lực và tài nguyên cần thiết để xây dựng doanh nghiệp là rất quan trọng.

Đọc phần Khởi nghiệp và kế hoạch kinh doanh phần nói về Tài nguyên Cá nhân.

2. Miểu tả sản phẩm và dịch vụ

Sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp là nhân tố quyết định cho công việc kinh doanh của bạn. Vì vậy, việc phân tích nhiều khía cạnh khác nhau có vai trò rất quan trọng. Cần quan tâm đặc biệt tới nhu cầu của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ đó.
Đọc kỹ Kế hoạch Kinh doanh phần nói về sản phẩm và dịch vụ.

3. Hiểu về thị trường

Trước khi bạn có thể thực hiện bất kỳ hoạt động bán hàng hay marketing nào, bạn cần phải xác định thì trường mình muốn tập trung. Để có được kết quả marketing tốt đòi hỏi bạn hiểu rõ về thị trường và khách hàng.
Đọc kỹ Kế hoạch Kinh doanh phần Thông tin thị trường.

4. Chiến lược Bán hàng và marketing

Chiến lược Bán hàng và marketing là công cụ hữu hiệu giúp bạn tiếp cận được các khách hàng tiềm năng và lôi kéo được sự quan tâm đến sản phảm và dịch vụ của bạn. Dù bạn có quảng cáo trên báo giấy, quảng cao qua thư, qua internet, hoặc tham gia vào các hội trợ triển lãm, thì nó cũng hoàn toàn phụ thuộc vào những gì bạn bán và đối tượng khách hàng mà bạn muốn tiếp cận.

Đọc kỹ Kế hoạch Kinh doanh phần Chiến lược Bán hàng và Marketing

5. Tổ chức Công ty

Bạn cần mô tả hoạt động hàng ngày của công ty và cần quan tâm tới chi phí để tổ chức và vận hành Công ty của bạn
Đọc kỹ phần khởi nghiệp và Kế hoạch Kinh doanh phần Tổ chức Hoạt động Kinh doanh của bạn.

6. Phát triển công ty của bạn

Thật khó để nghĩ về 3-4 năm sau thậm chí cả trước khi Công ty của bạn được thành lập và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, đây sẽ trở thành ưu điểm, nếu ở giai đoạn ban đầu này bạn có thể quan sát . Làm được điều đó giúp bạn trong việc xây dựng một bức tranh toàn cảnh.
Đọc kỹ phần Khởi nghiệp và Kế hoạch Kinh doanh phần Phát triển Doanh nghiệp

7. Lập ngân sách - Tính toán chi phí và doanh thu

Ngân sách là tất cả các chủ đề trên được mô tả bằng các thuật ngữ về tiền tệ. Kế hoạch kinh doanh càng chi tiết thì càng dễ để lập ra ngân sách.

Ngân sách cũng góp phần hiện thực hóa các kế hoạch đồng thời giúp bạn đánh giá lại và thay đổi kế hoạch nếu ngân sách chứng minh rằng kế hoạch đó không khả thi.
Đọc kỹ phần Khởi nghiệp và Kế hoạch kinh doanh phần Lập ngân sách.

8. Huy động vốn – Nơi vay vốn

Việc huy động vốn nằm vẻn vẹn trong câu hỏi: “Làm sao để tôi có thể huy động được số vốn cần thiết để bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình?”
Bạn có thể tìm ra câu hỏi bằng cách đọc kỹ phần Khởi nghiệp và Kế hoạch Kinh doanh phần Huy động vốn.

9. Khái niệm kinh doanh

Ý tưởng kinh doanh chỉ được coi là tốt khi bạn có thể kiếm tiền từ đó đủ để nuôi sống bạn một cách độc lập. Trong hầu hết trường hợp, một khi bạn đã có ‎ tưởng tốt, bạn sẽ cần phải điều chỉnh và phát triển xa hơn trước khi nó có thể trở thành một khái niệm thương mại.

Đọc kỹ phần Khởi nghiệp và Kế hoạch Kinh doanh phần Khái niệm Kinh doanh

Kế hoạch Kinh doanh được minh hoạ

Phần minh hoạ dưới đây sẽ cho bạn thấy khái niệm về Kế hoạch Kinh doanh Năng động. Bạn cần phải đạt được kiến thức về tất cả những nội dung đó. Các nội dung đó tác động lên nhau. Và chúng không bao giờ ngưng tác động lẫn nhau.


May mắn luôn đến với người có sự chuẩn bị tốt
- Søren Hougaard, Giáo sư Đan Mạch về chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp

Tải kế hoạch kinh doanh
9 Bước để Xây dựng một Doanh nghiệp nhỏ
Bước 1 - Nguồn cá nhân
Bước 2 – Sản phẩm / Dịch vụ
Bước 3 – Hiểu thị trường
Bước 4 - Bán hàng và chiến lược marketing
Bước 5 - Tổ chức công ty
Bước 6 - Phát triển hệ thống kinh doanh
Bước 7 – Thu chi
Bước 8 - Vay tiền
Bước 9 - Mô hình kinh doanh
Ví dụ về kế hoạch kinh doanh
9 bước để khởi tạo kinh doanh
Ví dụ về Kế hoạch Kinh doanh
Tải về kế hoạch kinh doanh